Tin mới

Blogs Chia sẻ cách câu cá Dìa hiệu quả

CHIA SẺ CÁCH CÂU CÁ DÌA HIỆU QUẢ
--------------&---------------
    Lời nói đầu : Để câu cá dìa ven biển hiệu quả thì điều đầu tiên các bạn phải có:
- Cần câu lưỡi lục hoặc bát, đây là loại lưỡi chùm mà người ta thường hay gọi với
cái tên như vây.
- Thứ hai, là phải chọn bãi câu thật đẹp: Cạnh cầu cảng, bè nuôi, mom biển gần
vách đá, chọn bãi nào mà bạn tin tưởng cá dìa hay vào và hãy quan sát bằng mắt
có thể bạn thấy cá giò bơi lượn, rỉa mồi dêu cạnh bờ đá, mép cảng. Vậy bằng cách
nào? Vào mùa sinh sản thì thường cá dìa nhiều hơn.
- Mồi câu, đồ dùng bổ sung…
BẮT ĐẦU NÀO?
1. Làm cần câu
Cá dìa ăn thì thường chúng vào chỉ rỉa hai đến 4 nhịp là nhiều, rỉa xong thì chúng
lại bơi đi chỗ khác, rồi sau chúng lại vào ăn, có khi gặp đàn rỉa cần lâu hơn hết
con này đến con khác ăn. Việc làm cần để nhận biết cá dìa cắn sao cho dễ phát
hiện nhất, thường thì kiếm một đoạn vòng cước, hoặc một sợi lạt thắt bó dây điện,
sau đó cố định thành vòng dạng bóng điện, sao cho cá cắn rung nhìn thấy dễ nhất,
các bạn hãy xem hình bên dưới này.
2. Chọn bãi thả mồi như đã nói ở trên
Việc chọn bãi thả mồi cũng hết sức quan trọng đến việc bạn câu cá có cắn nhiều
và được nhiều hay không. Khi đã chọn được một bãi hợp lý, ta tiến hành thả mồi.
Kiếm cơm nhà ăn thừa, nắm thật chặt lại bằng nắm tay, khoảng 2-4 nắm, có thể
chộn cùng mắm Nam ngư cho cá bắt mùi và thả xuống bãi câu. Mục đích phải
nắm thật chặt lại là để cho dòng, sóng tránh cuốn đi nhanh hết mồi và cá có vào
ăn rỉa lâu mới hết, quen chỗ mồi nhiều hay vào. Thả cơm nắm hàng ngày cho ăn
quen bãi nhé! Điều này, rất hiệu quả với câu đêm và cả câu ngày. Vì cá dìa rất
thích mùi mắm.
 3. Nhận biết là cá đã vào ăn mồi và thời điểm câu
Theo kinh nghiệm thì thời điểm cau cũng rất quan trọng đến việc đi câu, biết rõ
thủy chiều lên xuống hay còn gọi là ( Con nước ). Lên xuống dòng đều chảy
mạnh, thường cá ít ăn vì phải bơi ngược dòng. Chỉ ăn lúc đứng dòng, ít chảy,
chảy nhỏ, đứng cước. Nếu các bạn không hiểu rõ về vấn đề trên thì thường câu cá
dìa ăn mạnh khoảng từ 6-11h50. chiều thì có cắn nhung ít hơn, khoảng 13h đến
15h.
Để nhận biết là cá đã ăn mồi cả ngày và đêm như sau:
- Cá ăn ngày, tiến hành nắm mồi vào cần thả xuống, nắm chặt nha. Có
khi thả mồi xuống, đàn đang ăn mồi bên dưới lao vào cắn ngay rung
đầu cần, giật ngay không kẻo lỡ nhịp cá đi mất. Giật lúc cá dỉa rung
đều liên tục ngay khi bắt đầu rỉa. Cá cắn mạnh phải căng mắt ra nhìn
đầu cần suốt không ngừng.
 Có khi cả 1-2 giờ đồng hồ mới cắn. Khi cá cắn mạnh thì chúng ta nhận
biết dễ rồi, còn khi chờ hoài, thì ta để cần vậy thôi. Lâu lâu kéo lên, thấy
hết mồi, hoặc nhìn mồi rỉa còn ít, có hình vết răng to bằng mồm cá dìa là
có cá ăn.
- Cá ăn đêm, câu như ngày, nhưng đêm ăn khôn hơn, câu như vậy thôi,
nắm cơm vào cần thả xuống, nhưng câu đêm các bạn phải mua phao
phát quang gắn vào đầu rung để dễ phát hiện. Phao này, mua 10k một
túi, bỏ tủ lạnh bẻ ra câu đêm dần. Câu đêm có thể câu bằng mồi giò
lợn xay đã chín mua ở chợ, cắt miếng bằng đầu đũa ăn cơm, móc vào
lưỡi đơn, hai lưỡi buộc cách nhau chừng 25-30cm. Câu giờ thì các bạn
không cần cần, chỉ cần cục chì bằng đầu ngón tay buộc dưỡi lưỡi, và
cước câu bằng bát và cảm nhận cá rỉa rất khẽ, hơi kịch kịch, hơi căng
cước tí là giật, hoặc hơi kịch kịch là giật, lôi nó rút thì hơi xông cước
một chút xong lôi lại ngay. Cứ móc giò thả thấy hết, chắc chắn có cá
dìa ăn, giò có mùi mắm mà?
Trên đây, là bài viết chia sẻ kinh nghiệm câu cá dìa, mong các bạn đọc bài chia sẻ, bổ
sung hay comment bên dưới. Ngoài ra, các bạn có thể xem các videos câu cá dìa của các cần thủ câu cá dìa tại đây. Đừng quên post bên dưới góp ý. Chúc các bạn câu hiệu quả./.
Xem video cận cảnh câu tại đây:

2 nhận xét: